Mùa khô ở Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ còn 5 đợt xâm nhập mặn

Đăng ngày: 05-03-2024 | Lượt xem: 933
Dự báo Từ nay đến hết mùa khô 2024 sẽ còn khoảng 5 đợt xâm nhập mặn, trong đó đợt xâm nhập mặn cao điểm sẽ rơi vào khoảng 07-12/3 và 7-12/4 với ranh mặn 4g/l tại các cửa sông ở mức cao hơn trung bình nhiều năm và cao hơn năm 2023.

Ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTVQG

Theo Ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTVQG, từ nay đến hết mùa khô năm 2024, do chịu tác động của hiện tượng Elnio nên khu vực ĐBSCL hầu như không mưa, ngày nắng kéo dài, nắng nóng đã xuất hiện và còn xuất hiện nhiều đợt trên khu vực cho đến tháng 5/2024. Cùng với đó là lượng dòng chảy từ thượng nguồn Mê Công về Đồng Bằng Sông Cửu Long thiếu hụt từ 5-12% so với trung bình nhiều năm. Chính vì vậy tình trạng hạn hán kết hợp với xâm nhập mặn sẽ gây thiếu nước ảnh hưởng đến nước sinh hoạt cũng như nước để sản xuất nông nghiệp. Dự báo Từ nay đến hết mùa khô 2024 sẽ còn khoảng 5 đợt xâm nhập mặn, trong đó đợt xâm nhập mặn cao điểm sẽ rơi vào khoảng 07-12/3 và 7-12/4 với ranh mặn 4g/l tại các cửa sông ở mức cao hơn trung bình nhiều năm và cao hơn năm 2023. Cụ thể, trên các sông Vàm Cỏ ranh mặn từ 80-90km, cửa sông Cửu Long từ 45-65km, sông Cái Lớn từ 40-50km. Các tỉnh bị tác động nhièu nhất là Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng.

Xâm nhập mặn tại Tiền Giang

Khuyến cáo của Trung tâm Dự báo KTTVQG trong thời gian vừa xâm nhập mặn vừa nắng nóng sắp diễn ra

Trước hết kiến nghị Chính quyền địa phương và người dân thường xuyên theo bản tin dự báo xâm nhập mặn để chủ động việc sử dụng nước. Hiện nay cơ quan KTTV chúng tôi thường xuyên cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo xâm nhập mặn định kỳ cho Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tại địa phương, khi mặn tăng đột xuất thì có bản tin tăng cường để phục vụ kịp thời. Các thông tin được chuyển tải trên Zalo, facebook, nhóm phòng chống thiên tai địa phương.

Bản tin tuần dự báo 7-10/ngày dự báo độ mặn cao nhất đến từng điểm quan  trắc , dự báo ranh mặn 1 phần ngàn và 4 phần ngàn đến từng sông chính trên địa bàn tỉnh số liệu độ mặn được cập nhật gửi đến các địa phương hàng ngày tại các điểm quan trắc. Các bản tin dự báo dài hạn 1-2 tháng được cập nhật với tần xuất 10 ngày/lần

Lưu ý các khu vực không thường xuyên bị tác động bởi xâm nhập mặn, nhất là vùng cây ăn trái bà con nên lưu ý kiểm tra độ mặn khi sử dụng nước để tránh thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra trong thời gian cao điểm này.

Tạp chí KTTV

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: