Tổ chức Khí tượng Thế giới cập nhật hướng dẫn xây dựng hệ thống dự báo dựa trên tác động

Đăng ngày: 09-04-2021 | Lượt xem: 9873

Giới thiệu chung

Từ ngày 22/2 đến ngày 26/2/2021, Đoàn công tác của Việt Nam tham dự Phiên thứ hai Cuộc họp lần thứ Nhất của Ban Dịch vụ và Ứng dụng thời tiết, khí hậu, nước và môi trường liên quan (SERCOM-1-II) để thảo luận về kế hoạch làm việc của Ban SERCOM cho giai đoạn đầu tiên, trong đó đề cập đến một số tác động của dịch bệnh Covid-19, cập nhật kế hoạch của Ban SERCOM cho tới Đại hội đồng lần thứ 19, năm 2023 của Tổ chức Khí tượng thế giới. Cuộc họp do Chủ tịch Ban SERCOM, Tiến sĩ Ian Lisk chủ trì và điều hành.

Mục tiêu và tầm quan trọng của dự báo tác động

Trong cuộc họp Phiên thứ hai Cuộc họp lần thứ Nhất của Ban SERCOM, có một số quyết định liên quan đến dự báo, cảnh báo KTTV, trong đó đáng chú ý nhất là quyết định của của Ban SERCOM về kiến nghị WMO cập nhật hướng dẫn số 1150 về Hướng dẫn của WMO về hệ thống dự báo và cảnh báo đa thiên tai dựa trên tác động. Đây là kết quả của Hội nghị chuyên đề về dự báo, cảnh báo tác động tổ chức vào tháng 12/2019 tại Exeter, Vương quốc Anh (link Hội thảo). Theo đó, tài liệu hướng dẫn số 1150 sẽ được cập nhật, sửa đổi và bổ sung 06 chương, cụ thể như sau:

Chương 6: Hợp tác – Partnership: Tầm quan trọng của hợp tác trong cải thiện hệ thống dự báo, cảnh báo dựa trên tác động.

Chương 7: Kết nối – Communication: Để đánh giá được rủi ro, cần có sự kết nối, trao đổi thông tin giữa các nhà dự báo khí tượng thủy văn, các nhà quản lý rủi ro thiên tai và người dùng.

Chương 8: Truyền đạt rủi ro – Risk communication: Là yếu tố cốt lõi để thực tế hóa hệ thống dự báo, cảnh báo dựa trên tác động, bởi yếu tố trung tâm của Hệ thống dự báo, cảnh báo dựa trên tác động là người dùng, người chịu tác động của thiên tai. Nếu các thông tin về thiên tai, rủi ro thiên tai không đến được với người dùng, không giúp người dùng trả lời được câu hỏi: Phải làm gì, khi nào? Nên làm gì, khi nào? Thì hiệu quả của hệ thống dự báo, cảnh báo dựa trên tác động chưa đạt hiệu quả.

Chương 9: Thông tin và phương pháp đánh giá tác động – đây là yếu tố các nước đã và đang xây dựng hệ thống dự báo dựa trên tác động gặp khó khăn, rất cần có hướng dẫn cụ thể từ WMO để thống nhất triển khai.

Chương 10: Giá trị và tầm quan trọng của hệ thống dự báo, cảnh báo dựa trên tác động

Chương 11: Các ưu tiên đào tạo – Chỉ ra các ưu tiên đào tạo và các bước khởi động để triển khai hệ thống dự báo, cảnh báo dựa trên tác động.

Tài liệu cập nhật dự kiến được ban hành trong năm 2022. Như vậy, các định hướng xây dựng và phát triển hệ thống dự báo, cảnh báo dựa trên tác động của Việt Nam cần dựa trên tài liệu 1150 và các nội dung sẽ được bổ sung, cập nhật trong năm 2022 như nêu trên.

Thành viên Đoàn tham dự cuộc họp SERCOM-1-II

Đầu mối của Việt Nam tại ban SERCOM

                                                    TS Hoàng Phúc Lâm

Vụ KHCN tổng hợp

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: