Đặc trưng nước dâng do bão khu vực ven biển Bắc Trung Bộ - Bản tin KHCN&HTQT Quý I năm 2019

Đăng ngày: 04-04-2019 | Lượt xem: 2957
Trong nghiên cứu này, các đặc trưng về nước dâng do bão tại ven biển Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh) được phân tích dựa trên số liệu nước dâng ghi nhận được tại 4 trạm Sầm Sơn, Hòn Ngư, Cửa Hội và Cẩm Nhượng trong giai đoạn 2000-2017 và đặc biệt năm 1989. Trong đó, tất cả các cơn bão ảnh hưởng và gây nước dâng cao hơn 0,5 m được phân tích.

Trong giai đoạn nghiên cứu, độ lớn nước dâng lớn nhất ghi nhận là 3.0 m tại trạm Sầm Sơn, đo được do bão Lekima đổ bộ vào Hà Tĩnh tháng 10 năm 2007, và 3.6m tại trạm Hòn Ngư đo được do bão DAN đổ bộ vào Nghệ An tháng 10 năm 1989. Hiện tượng nước dâng lớn khi bão đổ bộ là hiện tượng rất đáng chú ý và cần nghiên cứu về bản chất vật lý. Nghiên cứu đưa ra những đánh giá chung về biến thiên độ lớn nước dâng và gợi mở hướng nghiên cứu hiện tượng nước dâng nhằm nâng cao chất lượng dự báo nước dâng cho dải ven biển phía Bắc của Việt Nam và đặc biệt là khu vực Bắc Trung Bộ.

1. Phương pháp sử dụng

- Phương pháp tách mực nước dao động tuần hoàn

Phương pháp phân tích điều hoà thuỷ triều đã được giới thiệu chi tiết trong [3].

Hiện nay khả năng phân tích và dự tính thủy triều bằng phương pháp phân tích điều hòa đã đạt được độ chính xác khá cao (114 sóng) [2]. Do vậy ,việc tách dao động thủy triều ra khỏi chuỗi số liệu quan trắc mực nước biển được tiến hành như sau:

- Dùng phương pháp phân tích điều hòa thủy triều tính hằng số điều hòa tại các trạm, sau đó dự tính lại thủy triều trong toàn bộ thời gian có số liệu quan trắc.

- Lấy giá trị độ cao mực nước quan trắc trừ đi độ cao thủy triều dự tính cho các thời điểm tương ứng theo công thức:  

Z(i)= H(i)- Htt(i)  i= 1,2…N,

Trong đó: N- Độ dài chuỗi mực nước; Z(i)- Mực nước dâng hoặc rút (Z(i)>0: nước dâng; Z(i)<0: nước rút); H- Mực nước thực đo; Htt- Mực nước thủy triều.

- Xác định thời điểm bão đổ bộ

Việc xác định thời điểm bão đổ bộ vào đất liền các tỉnh ven biển Bắc bộ được tiến hành dựa trên đường đi của các cơn bão và tọa độ của từng thời điểm bão di chuyển, từ đó nội suy để tìm thời điểm tương ứng khi đường di chuyển của bão tiếp cận vào mép bờ các tỉnh bão đi vào.

2. Kết quả và thảo luận

Đã phân tích 42 cơn bão và ATNĐ đổ bộ vào các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh trong giai đoạn 2000-2017 có mực nước dâng đạt giá trị từ 0,5 mét trở lên, trong đó có 1iển cơn bão mạnh năm 1989 đã gây ra mực nước dâng lớn nhất tại ven biển Nghệ An. Kết quả cho thấy: Thông thường nước dâng do bão xảy ra trước và ngay trong thời điểm bão đổ bộ do sự thay đổi của trường khí áp, trường ứng suất gió bão trên bề mặt biển.

Hiện tượng nước dâng cao trong bão là hiện tượng thiên nhiên rất nguy hiểm và gây ngập lụt ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân ở khu vực ven bờ.

Khu vực ven biển Bắc Trung  Bộ trong giai đoạn 2000-2017 và năm 1989, tại trạm đo Hòn Ngư đã ghi nhận mực nước dâng lớn nhất xuất hiện trong bão  đổ bộ vào DAN vào Nghệ  ngày 13/10/1989 tại thời điểm bão đổ bộ, đạt mức: 3.16 – 3.66m.

Hình 1: Dao động mực nước tại trạm Hòn Ngư trong bão DAN đổ bộ vào

Thông thường mực nước dâng tỉ lệ nghịch với khí áp, nghĩa là khi áp suất giảm thì mực nước tăng. Có nghĩa là nếu cơn bão càng mạnh thì mực nước dâng do bão sẽ tăng. (Hình 2).

Hình 2: Mối quan hệ giữa nước dâng cực trị và khí áp thấp nhất tại tâm bão khi bão đổ bộ khu vực ven biển Bắc bộ, giai đoạn 2000 - 2017

Đã phân tích 42 cơn bão và ATNĐ đổ bộ vào các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh trong giai đoạn 2000-2017 và năm 1989 tại các trạm Sầm Sơn, Hòn Ngư, Cửa Hội và Cẩm Nhượng ta có bảng khái quát như sau:

Bảng 1: Mực nước dâng lớn nhất tại các trạm ven biển Bắc Trung Bộ

Bài và ảnh: Trần Thị Thu Hiền - Đài KTTV khu vực Bắc Trung Bộ

Vụ KHQT (Tổng hợp)

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: