Hướng dẫn hệ thống cảnh báo lũ quét bao gồm thông tin thủy văn về tuyết

Đăng ngày: 14-07-2021 | Lượt xem: 760
Biến đổi khí hậu đã làm gia tăng các hiểm họa tự nhiên, bao gồm lũ quét do băng tuyết tan chảy ở nhiều khu vực trên thế giới.

Himalayas là mỏ băng và tuyết lớn thứ ba trên thế giới sau Nam Cực và Bắc Cực đang bị ảnh hưởng nặng nề. Một thảm họa đã xảy ra vào tháng 2 ở Uttarakhand trên dãy Himalaya của Ấn Độ, sau khi một phần của sông băng Nanda Devi bị vỡ và sụp đổ gây ra một trận lũ lớn ở sông Rishi Ganga/ Dhauliganga. Điều này đã phá hủy hai nhà máy thủy điện, làm vỡ đập và gây ra một số lượng lớn thiệt hại về người và hủy hoại môi trường trên diện rộng.

Để đối phó với những hiểm họa ngày càng gia tăng, Hội thảo thủy văn băng tuyết của Hệ thống cảnh báo lũ quét khu vực (FFGS) đã được Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD) tổ chức và được trình bày bởi Tiến sĩ Eylon Shamir thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thủy văn (HRC) để thảo luận về tầm quan trọng của việc theo dõi các điều kiện tuyết phủ theo mùa vì nó liên quan đến việc đánh giá khả năng xảy ra lũ quét.

Để đối phó với những hiểm họa ngày càng gia tăng, Hội thảo thủy văn băng tuyết của Hệ thống cảnh báo lũ quét khu vực (FFGS) đã được Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD) tổ chức

FFGS cung cấp nhiều loại sản phẩm được tạo ra hỗ trợ cho các nhà dự báo và quản lý thiên tai, bao gồm các sản phẩm từ tuyết, chẳng hạn như diện tích tuyết phủ, lượng nước trong tuyết và tuyết tan. Hệ thống cung cấp cảnh báo sớm cho ba tỷ người 40% dân số thế giới - trên hơn 60 quốc gia.

Trong bài phát biểu khai mạc, Tiến sĩ Mrutyunjay Mohapatra, Tổng giám đốc IMD và Đại diện thường trực của Ấn Độ với WMO, nhấn mạnh tầm quan trọng của FFGS và dự báo về tuyết tan kịp thời. Tiến sĩ Mohapatra đánh giá cao những đóng góp của WMO, HRC, Trung tâm Khu vực và tất cả các quốc gia thành viên trong việc thực hiện và vận hành thành công SAsiaFFGS ở Nam Á.

IMD đóng vai trò là Trung tâm Khu vực của FFGS Nam Á, bao gồm Bhutan, Bangladesh, Ấn Độ, Nepal và Sri Lanka, cung cấp cho gần 1,6 tỷ dân của quốc gia này những hướng dẫn và dự báo lũ quét hiệu quả. Nó cũng cung cấp cho các nước Thành viên hướng dẫn cảnh báo lũ quét hàng ngày trong khu vực và đào tạo liên tục các chuyên gia dự báo.

Hội thảo được tổ chức trực tuyến, các thành phần và sản phẩm đã được trình bày, cùng với các nghiên cứu điển hình từ các khu vực khác nhau để chứng minh việc sử dụng và xác nhận các sản phẩm dự báo, cảnh báo từ tuyết. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi tình trạng tuyết theo mùa vì nó liên quan đến việc đánh giá khả năng xảy ra lũ quét. Hội thảo này tạo cơ hội cho những người tham gia chia sẻ kinh nghiệm của họ, đặt câu hỏi, xác định bất kỳ thách thức nào và cung cấp đào tạo để hiểu thêm về các sản phẩm thuỷ văn dự báo về tuyết FFGS và quy trình vận hành. Ngoài các quốc gia Nam Á, các đại biểu đến từ khu vực Đông Nam Âu đã tham dự sự kiện này cho thấy mức độ quan tâm cao của họ về vấn đề này.

Hệ thống FFGS khu vực Nam Á và Đông Nam Âu đều được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ/ Cục Hỗ trợ Nhân đạo (USAID/ BHA) và được thực hiện bởi WMO và Trung tâm Nghiên cứu Thủy văn (HRC), trong khi Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) là nhà cung cấp dữ liệu vệ tinh vào hệ thống.

Biên dịch: Thanh Tâm

Link: https://public.wmo.int/en/media/news/flash-flood-guidance-system-includes-snow-hydrology

 

  Ý kiến bạn đọc

Tin tức liên quan: